Di tích TNXP
Nhà bia tưởng niệm nơi thành lập Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh
Việc di tích nơi thành lập Đội Nhi đồng cứu quốc ở Pò Đoi và Khu Lưu niệm Kim Đồng được công nhận là di tích quốc gia có ý nghĩa đặc biệt, đây không chỉ là di sản của riêng Cao Bằng mà còn là di sản của quốc gia. Đồng thời, đây cũng là niềm tự hào đối với các thế hệ đội viên Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
Quần thể Khu Di tích lịch sử AHLS Kim Đồng
Khu di tích mộ anh hùng liệt sĩ Kim Đồng - Người đội trưởng Đội Nhi đồng cứu quốc đầu tiên của Việt Nam (Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh ngày nay) nằm trong quần thể Khu di tích Quốc gia đặc biệt Pác Bó
Nhà Bia Di tích “Địa điểm lưu niệm các TNXP Đại đội 913, Đội 91 Bắc Thái”
Để ghi nhớ công ơn và sự hy sinh anh dũng của các liệt sỹ, cũng như đáp ứng mong mỏi của cấp Ủy Đảng, Chính quyền và nhân xã Nam Hòa xây dựng Bia di tích, Hội Cựu TNXP tỉnh đã chỉ đạo Hội Cựu TNXP huyện Đồng Hỷ phối hợp Phòng Văn hóa hướng dẫn UBND xã Nam Hòa tiến hành lập hồ sơ khoa học đề nghị UBND tỉnh Thái Nguyên công nhận Địa điểm Di tích
Di tích lịch sử Dốc Vai Cày
Nơi Bác Hồ nói chuyện với Thanh niên xung phong (TNXP), Bộ đội, Công an trước khi về tiếp quản Thủ đô Hà Nội tháng 10 năm 1954
Di tích lịch sử Đình và chùa Sòng
Nơi thành lập đội TNXP công tác tiếp quản thủ đô (28/8/1954) xã An Khánh, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
Địa điểm di tích nơi ra đời Đội Thanh niên xung phong Việt Nam 15/7/1950
Ngày 07 tháng 02 năm 2013 UBND tỉnh Thái Nguyên ban hành Quyết định số 290/QĐ-UBND xếp hạng Di tích lịch sử Tượng đài TNXP Việt Nam là Di tích cấp tỉnh.
Trường thiếu nhi rẻo cao Khu tự trị Việt Bắc
Năm 2004, địa điểm này được Ủy ban nhân dân tỉnh công nhận là di tích lịch sử văn hóa.
Di tích Bến đò Phú Mỹ
Là di tích lịch sử Cách mạng - nơi ghi dấu tội ác của thực dân Pháp đối với nhân dân ta vào những năm 1945 - 1947 trong giai đoạn Pháp trở lại xâm lược nước ta
Lũy pháo Đài
Di tích Lũy Pháo Đài thuộc ấp Pháo Đài (Phú Tân, Tân Phú Đông). Di tích nằm ngay ở sông Cửa Tiểu nên thuận lợi cho việc đến tham quan bằng đường thủy hoặc đường bộ.
Chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút
Di tích chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút hiện tọa lạc tại ấp Đông, xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho khoảng 12 km về phía Tây
Di tích Chiến thắng Ấp Bắc
Chiến thắng Ấp Bắc (02/01/1963) là mốc son chói lọi trong lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của nhân dân Tiền Giang nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung, nay thuộc xã Tân Phú, thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, cách thành phố Mỹ Tho hơn 20 km về phía Tây.
Di tích chiến thắng Giồng Dứa
Tượng đài chiến thắng Giồng Dứa được xây dựng năm 1985, trên diện tích 8.826 m2
Di tích Chợ Giữa - Vĩnh Kim
Tại Chợ Giữa - Vĩnh Kim huyện Châu Thành, ngày 5 tháng 12 năm 1940 thực dân Pháp dùng máy bay ném bom lúc chợ đông người làm chết và bị thương hơn 200 người dân vô tội. Nơi chúng gây tội ác, một tượng đài bằng đồng và bức tranh gốm dài 24 m mô tả cuộc thảm sát của thực dân Pháp trong cuộc khởi nghĩa được dựng lên để tố cáo tội ác của thực dân Pháp.
Đền thờ Anh hùng dân tộc Trương Định
Hàng năm, đến ngày giỗ ông (20 tháng 8 Dương lịch) nhà nào cũng lập bàn thờ ngoài trời và làm lễ tại đình. Lễ giỗ ông nay trở thành ngày hội của nhân dân trong huyện.
Lăng Tứ Kiệt
Lăng Tứ Kiệt nằm trên đường 30 tháng 4, thị xã Cai Lậy, là nơi thờ 4 vị anh hùng: Long, Thuận, Rộng, Đước những người đã gắn liền với các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm vào giữa thế kỷ XIX.
Đền thờ anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân
Đền thờ anh hùng dân tộc Thủ Khoa Huân hiên ngang bên bờ sông Tiền như nhắc nhở con cháu đời sau ghi tạc tấm lòng kiên trung, bất khuất của vị anh hùng dân tộc.
Đình Long Hưng
Đây là trụ sở chỉ huy, trung tâm của cuộc khởi nghĩa, nơi lá cờ đỏ sao vàng đầu tiên của nước ta tung bay trong đêm khởi nghĩa Nam Kỳ tháng 11 năm 1940 tại Mỹ Tho, xã Long Hưng, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang.
Di tích Khảo cổ Gò Thành và Khu di tích văn hóa Óc Eo - Gò Thành
Di tích khảo cổ Gò Thành có niên đại từ thế kỷ IV đến thế kỷ thứ VIII sau Công nguyên.