Giới thiệu

THANH NIÊN XUNG PHONG CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC MIỀN BẮC

Bối cảnh ra đời.

Năm 1964, khi đế quốc Mỹ mở rộng chiến tranh xâm lược, tiến hành “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam, leo thang đánh phá miền Bắc, cả nước sục sôi tinh thần kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Ở miền Nam, Mỹ tăng cường hàng chục vạn quân, tại chiến trường miền Đông Nam Bộ diễn ra cuộc đọ sức quyết liệt giữa ta và địch, địch gom dân kìm kẹp, thực hiện triệt để chính sách chia cắt, ngăn chặn liên lạc giữa lực lượng cách mạng trong vùng chiếm đóng và vùng giải phóng. Ở miền Bắc, đế quốc Mỹ tạo ra sự kiện Vịnh Bắc bộ, vào ngày 5 tháng 8 năm 1964 không lực Hoa Kỳ thực hiện cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc bằng máy bay, tàu chiến; đầu tiên từ ven biển Hòn Gai, Nghệ An rồi đánh phá lan rộng, ác liệt, liên tục những điểm giao thông trọng yếu trên các tuyến đường chiến lược từ Khu 3 vào Khu 4 và các cơ sở kinh tế lớn ở miền Bắc, nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương lớn miền Bắc đối với tiền tuyến lớn miền Nam. Trong bối cảnh đó, vấn đề phục vụ bộ đội chủ lực chiến đấu và việc hậu phương lớn miền Bắc chi viện cho tiền tuyến lớn trở nên cực kỳ khó khăn, cấp bách. Các chiến trường chính của bộ đội chủ lực và mặt trận giao thông vận tải từ Bắc vào Nam không thể sử dụng dân công thông thường, đòi hỏi phải có một lực lượng cơ động đặc biệt cùng bộ đội, lực lượng giao thông vận tải mở đường, bảo đảm giao thông, vận chuyển hàng hóa, thường trực phục vụ bộ đội chiến đấu và khi cần thiết tham gia chiến đấu.

Nhạy cảm trước sứ mệnh lịch sử và ý thức được vai trò trách nhiệm của thanh niên, một phong trào yêu nước cách mạng sôi nổi, mạnh mẽ trong thế hệ trẻ, bắt đầu từ Quảng Ninh nhanh chóng lan ra các tỉnh miền Bắc. Các cuộc mít tinh tuần hành biểu dương lực lượng sôi động khắp thôn xóm, thị thành, hô to các khẩu hiệu: “Đả đảo đế quốc Mỹ xâm lược”, “Kiên quyết bảo vệ miền Bắc, giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc”. Từ trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã dấy lên phong trào “Tam bất kỳ” – “ Đi bất kì nơi đâu mà Tổ quốc cần đến; Làm bất kì việc gì mà Đảng và nhân dân yêu cầu; Bất kì chế độ đãi ngộ nào cũng chấp nhận ”, tối ngày 7/8/1964 Ban Thường vụ Thành đoàn Hà Nội đã quyết định phát động phong trào “Ba sẵn sàng” – “Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu dũng cảm; Sẵn sàng gia nhập các lực lượng vũ trang; Sẵn sàng đi bất cứ nơi đâu, làm bất cứ việc gì mà Tổ quốc cần đến” , hưởng ứng phong trào, đêm 9/8/1964, từ Quảng trường Nhà hát lớn, 26 nghìn thanh niên công nhân, nông dân, trí thức, sinh viên, học sinh… ba lô trên vai, rợp lá ngụy trang, rầm rộ xuống đường lên án hành động phiêu lưu chiến tranh của Mỹ, diễu hành qua các đường phố Tràng Tiền, Hai Bà Trưng, Lý Thái Tổ… biểu thị quyết tâm sẵn sàng thực hiện mọi nhiệm vụ của Đảng và Tổ quốc giao phó.

Thanh niên Thủ đô hăng hái hưởng ứng phong trào “3 sẵn sàng” (Ảnh Internet)

Trước khí thế cách mạng sôi nổi của các tầng lớp thanh niên, Trung ương Đoàn Thanh niên Lao động Việt Nam ra lời kêu gọi toàn thể đoàn viên và thanh niên tham gia phong trào “Ba sẵn sàng”. Từ Hà Nội, phong trào “3 sẵn sàng” đã nhanh chóng được tuổi trẻ cả nước hưởng ứng xuống đường sục sôi ý chí quyết tâm sẵn sàng lên đường chống Mỹ cứu nước.

Nhằm đáp ứng nguyện vọng và ý chí quyết tâm tham gia chống Mỹ cứu nước của các tầng lớp thanh niên; thực hiện Nghị quyết Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 11 khóa III về chủ trương chiến lược thực hiện kháng chiến chống Mỹ cứu nước trong tình hình mới và để đáp ứng yêu cầu cấp bách phục vụ độ đội chiến đấu, công tác bảo đảm giao thông vận tải, tháng 3 năm 1965, Ban Bí thư Trung ương Đoàn lao động Việt Nam đã phát động trong đoàn viên, thanh niên phong trào tình nguyện gia nhập Đội TNXP chống Mỹ cứu nước và tháng 5/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa III họp Hội nghị lần thứ 9 ra Nghị quyết về “Tổ chức các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước phục vụ sản xuất và chiến đấu”. Trung ương Đoàn đã chỉ đạo Tỉnh đoàn Thanh Hóa tổ chức đơn vị TNXP đầu tiên “Thanh Hóa hoàn chỉnh bộ máy, đội ngũ trước khi bàn giao quân cho Trung ương Đoàn”  (Công văn số 86-CTTNLĐ/TW Ngày 15/5/1965).

“Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” đầu tiên

Ngày 25 tháng 5 năm 1965, “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” được thành lập tại tỉnh Thanh Hóa, Đội gồm 9 đại đội với 1.200 cán bộ, đội viên nam (vì công tác đặc biệt không nhận nữ); lãnh đạo đội là: Đội trưởng Nguyễn Thuần (Bộ Giao thông vận tải), Đội phó kiêm Bí thư Đảng uỷ Dương Phước Tú, Đội phó kiêm Bí thư Đoàn Lê Văn Sông và Đội phó Nguyễn Đức Hợp (Ủy viên Ban chấp hành Tỉnh đoàn). 10 giờ tối ngày 25/5/1965, Đội làm lễ xuất quân tại sân kho làng Vệ Yên, xã Quảng Thắng; đến dự có đồng chí Võ Nguyên Lượng – Bí thư Tỉnh uỷ, đồng chí Nguyễn Văn Đệ.- Bí thư Trung ương Đoàn, các đồng chí chỉ huy Tỉnh đội, các đồng chí lãnh đạo tỉnh Đoàn: Bí thư Nguyễn Thanh Chu và Phó Bí thư Nguyễn Văn Giá. Đội được trang bị bị súng, ô tô tải, ô tô con, có y bác sỹ, thợ cơ khí, thợ sửa xe và mỗi cán bộ, đội viên một xe Phượng Hoàng mới và tư trang cần thiết (chăn, màn, ni lông, dày dép, mũ…). “Đội quân xe đạp Phượng Hoàng”  bắt đầu cuộc hành quân “Thần tốc ” bí mật, thầm lặng, đêm đi, ngày nghỉ, sau 13 ngày đêm ròng rã vào đến căn cứ “R” (Ban chỉ huy tư lệnh Đoàn 559 Trường Sơn do Thượng tướng Nguyễn Văn Chiến – Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chỉ huy) nhận nhiệm vụ.

Ngày 21/6/1965, Thủ tướng Chinh phủ ban hành Chỉ thị số 71/TTg-CN về tổ chức các “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” phục vụ công tác giao thông vận tải. Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước được Trung ương Đoàn đổi tên là Đội TNXP 21 lấy phiên hiệu là N21. Đội TNXP 21 trở thành đơn vị tiền thân của Lực lương TNXP chống Mỹ, cứu nước miền Bắc trong Lực lượng TNXP Việt Nam.

Thanh niên xung phong N21 vận chuyển hàng hóa

trên đường Trường Sơn (Ảnh Internet)

Ngay khi vào đến chiến trường, Đội TNXP 21 được Ban chỉ huy Tư lệnh Đoàn 559 giao nhiệm vụ tổ chức vận chuyển hàng hóa bằng xe đạp thồ, đóng thuyền vận tải hàng hóa trên sông và tham gia mở đường trên Công trường 128 ở Nam Lào, đông và tây Trường Sơn. Cán bộ, đội viên N21 đã vượt qua bao khó khăn khắc nghiệt, gian khổ, hiểm nguy hoàn thành suất sắc nhiệm vụ, “ lao động, chiến đấu dũng cảm nhưng phòng không tốt, máy bay Mỹ ném nhiều bom nhưng hy sinh ít ” (lời nhận xét của Thiếu tướng Nguyễn Hoà) và nổi tiếng với những sáng kiến: lát đường chống lầy kiểu “ dải long đanh ”, làm đường dưới “ dàn mướp ngụy trang ” trên đèo Pu La Nhích, đóng “thuyền bạt khung tre”  vận chuyển hàng hóa trên sông, làm “ ngầm gỗ không cản dòng chảy ” qua sông Pắc Pa Năng và nhiều suối nhỏ.

Sau hơn một năm thực hiện nhiệm vụ, N21 có 3 người hy sinh và 7 người bị thương; tháng 8/1966, toàn bộ cán bộ, đội viên N21 chuyển sang bộ đội Trường Sơn – Đoàn 559, sau này có những người trở thành cán bộ sỹ quan cao cấp quân đội nhân dân Việt Nam.

CHỈ THỊ SỐ 71/TTg – CN NGÀY 21/6/1965 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ TỔ CHỨC CÁC “ĐỘI THANH NIÊN XUNG PHONG CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC”

Ngày 5 tháng 8 năm 1964, đế quốc Mỹ bắt đầu cuộc chiến tranh đánh phá miền Bắc Việt Nam bằng không quân, hải quân, địch đánh phá ngày càng điên cuồng, ác liệt nhằm phá hoại các cơ sở kinh tế, quốc phòng, làm suy yếu tiềm lực cuộc kháng chiến của nhân dân ta; chặn đứng việc chi viện của hậu phương lớn cho tiền tuyến lớn và từ đó làm lung lay ý chí chiến đấu của quân và dân ta. Hệ thống giao thông và phương tiện vận chuyển trở thành một mặt trận nóng bỏng, là những trọng điểm máy bay Mỹ đánh phá ngày đêm, nhiều tuyến đường bị hư hỏng nặng, bị chia cắt, việc vận tải bị ách tắc kéo dài, công tác giao thông vận tải đứng trước muôn vàn khó khăn. Trước tình hình cấp bách đó, ngày 30/4/1965 Thủ tướng Chính phủ chỉ thị cho các Bộ Giao thông vận tải, Quốc phòng, Lao động và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh Khu 4 cũ “Phải ra sức phấn đấu để đảm bảo giao thông liên tục trong bất kỳ tình huống nào. Phải tích cực khôi phục cầu, đường, bến phà,…bị phá hoại, đồng thời có kế hoạch khẩn chương chuẩn bị mọi mặt: vật tư, kỹ thuật, lao động… để kịp thời đối phó với mọi hành động phá hoại của địch có thể sảy ra ngày càng gay gắt hơn”.

Đ/c Lê Duẩn – Bí thư thứ nhất Ban Chấp hành TƯ Đảng

đ/c Phan Trọng Tuệ – Bộ trưởng Bộ GTVT, tại Đại hội Ba sẵn sàng của TN và TNXP đạt danh hiệu Dũng sĩ GTVT thắng Mỹ (19/5/1968) (Ảnh Internet)

Thực hiện Chỉ thị trên và trước yêu cầu cấp bách của việc tăng cường lực lượng thanh niên trẻ, khỏe, có tinh thần quyết tâm, sẵn sàng hy sinh chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn cho ngành Giao thông vận tải. Từ kinh nghiệm của lực lượng TNXP kháng chiến chống Pháp, Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam đã thống nhất với Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải đề nghị với Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chính phủ cho phép thành lập Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước tập trung trong phạm vi cả nước.

Ngày 21 tháng 6 năm 1965, Thủ tướng Chính phủ đã ra Chỉ thị số 71/TTg-CN về tổ chức các “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước”. Chỉ thị nêu rõ:

 “Để phát huy tinh thần yêu nước, truyền thống cách mạng của thanh niên trong việc đảm đương các nhiệm vụ khó khăn nhưng vẻ vang đó, Trung ương Đảng và Hội đồng Chính phủ đã quyết định giao cho Trung ương Đoàn Thanh niên lao động tổ chức các “Đội thanh niên xung phong chống Mỹ, cứu nước” làm nhiệm vụ đảm bảo các công việc về giao thông vận tải trên các tuyến đường trọng yếu…”.

Đại Tướng Võ Nguyên Giáp thăm bộ đội và TNXP chống Mỹ cứu nước (ảnh Internet)

Nhiệm vụ của Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước :

– Xây dựng các công trình cấp thiết về quốc phòng và kinh tế;

– Xây dựng và sửa chữa các cầu, phà, đường bị địch phá hoại, bằng mọi cách khôi phục nhanh chóng giao thông, bảo đảm cho việc vận chuyển thông suốt, liên tục;

– Bốc xếp, chuyển tải và vận chuyển hàng hóa ở các đoạn đường khó khăn;

– Cứu chữa hàng hóa và các phương tiện vận tải trong các trường hợp địch đánh phá;

– Chiến đấu chống sự phá hoại của địch để bảo vệ đường, phà, cầu và các phương tiện giao thông vận tải khi cần thiết;

– Bổ sung cho quân đội trong trường hợp cần thiết.

Tổ chức của Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước :

– Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước là một lực lượng lao động đặc biệt, quân sự hóa của thanh niên, có vũ trang, được tổ chức và xây dựng trên ba mặt: sản xuất, chiến đấu, học tập;

– Đội tuyển lựa các nam, nữ thanh niên thành thị và nông thôn tuổi từ 17 đến 30 có tinh thần yêu nước, có sức khỏe và tự nguyện gia nhập Đội; thành phần của Đội có từ 5 – 10% là đảng viên, từ 30 – 35% là đoàn viên thanh niên lao động, từ 30 – 40% là nữ; thời gian phục vụ là ba năm.

– Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước ở miền Bắc được tổ chức hoạt động theo Quy chế tổ chức và Điều lệnh nội quy do Trung ương Đoàn thanh niên lao động ban hành.

  Chế độ đãi ngộ :

 Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước hưởng sinh hoạt phí theo chế độ cung cấp và một số chế độ ưu đãi khác như sau:

– Mức ăn của 1 người từ 21 đồng, 23 đồng đến 25 đồng mỗi tháng, trong đó lương thực bình quân 21 cân, thực phẩm được cung cấp một phần theo định lượng.

– Tiền tiêu vặt hàng tháng là 5 đồng một người.

– Quần áo và các thứ cần dùng khác trong sinh hoạt được cấp bằng hiện vật, tính thành tiền khoảng 72 đồng một năm cho một người.

– Khi ốm đau được hưởng chế độ thuốc men, bồi dưỡng và điều trị như công nhân viên chức Nhà nước. Trong chiến đấu nếu bị thương hoặc hy sinh được hưởng chế độ như đối với thương binh liệt sĩ.

– Được học tập văn hóa và kỹ thuật, có giáo viên chuyên trách dạy văn hóa, được quan tâm thích đáng đến các sinh hoạt văn hóa khác;

– Khi xuất ngũ được ưu tiên lựa chọn đưa vào các trường đào tạo công nhân, cán bộ kỹ thuật, đi học các trường chuyên nghiệp, đại học và bổ sung vào các cơ quan xí nghiệp của Nhà nước.

– Trong sản xuất và chiến đấu nếu lập nhiều thành tích xuất sắc được khen thưởng theo quy định chung của Nhà nước. Trường hợp vi phạm kỷ luật có thể bị thi hành kỷ luật, mức độ và hình thức thi hành kỷ luật cụ thể do Trung ương Đoàn TNLĐ quy định.

Ngoài những chế độ trên, ngày 15/8/1972 Phủ Thủ tướng ra chỉ thị số 235-TTg bổ sung thêm một số chế độ đối với TNXP chống Mỹ, cứu nước đi làm nhiệm vụ ở B,C, gồm:

Áp dụng mức ăn 25 đồng một tháng cho mỗi người; 1 bộ quần áo lao động, 1 mũ mềm có lưỡi trai dùng 12 tháng; ở vùng rét nhiều được cấp áo bông thay áo chấn thủ, 1 bi đông đựng nước uống dùng suốt thời gian tại ngũ;

Những đơn vị có người thường xuyên phải lưu động ở vùng xa dân và không thể tổ chức được lán thì đơn vị sử dụng cho mỗi cá nhân mượn võng, đồ dùng khác và các chế độ bồi dưỡng khi mới được điều động, nghỉ phép năm, thuốc phòng bệnh, điều trị, điều dưỡng sau khi về áp dụng theo quy định chung như công nhân, viên chức công tác lưu động ở B, C;

Các gia đình của TNXP chống Mỹ, cứu nước được hưởng các quyền lợi về khám chữa bệnh, chợ cấp hàng tháng như đối với gia đình quân nhân nghĩa vujddi làm nhiệm vụ ở B,C.

Đ/c Tố Hữu – Bí thư TW Đảng và đ/c Nguyễn Văn Đệ – Bí thư TW  Đoàn

 thăm đơn vị TNXP chống Mỹ cứu nước ở Hà Tĩnh (ảnh Internet)

Trách nhiệm của các Bộ, ngành :

Thủ tướng Chính phủ đã giao trách nhiệm cho các Bộ: Giao thông vận tải, Lao động, Quốc phòng, Y tế, Giáo dục, Nội thương, Tổng cục lương thực và Ủy ban hành chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương theo chức năng của ngành, của địa phương ban hành hướng dẫn cụ thể, tạo mọi điều kiện thuận lợi để Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước hoạt động có hiệu quả.

Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức các “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” và các văn bản hướng dẫn thi hành Chỉ thị là điều kiện quan trọng, đảm bảo cho việc tổ chức, hoạt động của các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của Đảng và Chính phủ giao phó.

Để tăng cường trách nhiệm của các Bộ ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương trong việc thực hiện Chỉ thị số 71/TTg-CN của Thủ tướng Chính phủ, ngày 29/7/1965, Ban Bí thư Trung ương Đảng cũng đã ra chỉ thị xác định rõ nhiệm vụ của các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước, trong đó nhấn mạnh: “Mỗi Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước là một đơn vị sản xuất có năng xuất lao động cao, một đơn vị sẵn sàng chiến đấu khi cần thiết và đồng thời là một trường học văn hóa, kỹ thuật, nơi đào tạo và rèn luyện thanh niên về mọi mặt”.

Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức các “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” là sự kiện lịch sử trọng đại, mở ra một chặng đường lịch sử vẻ vang của Lực lượng TNXP Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.

Các văn bản hướng dẫn thi hành

Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ

––––––––––––––––––––––––––––

– Ngày 26/8/1965 Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam ra Nghị quyết số 55/ĐTNLĐ về việc thành lập Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước;

Ngày 30/8/1966 Ban Bí thư Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam ra quyết định thành lập Đoàn thanh niên lao động GTVT Trung ương

– Bộ Lao động ban hành Thông tư số 07-LĐ ngày 30/6/1965 và 10 văn bản khác hướng dẫn cụ thể về chế độ đối với TNXP chống Mỹ cứu nước, trong đó quy định:

Hàng tháng mỗi cán bộ đội viên được cấp tiền ăn từ 21 – 23 – 25 đồng (tùy theo khu vực phụ cấp đắt đỏ do Nhà nước quy định), 21 kg gạo, 0,35 đến 0,5 kg đường và 5 đồng tiêu vặt;

Một năm mỗi cán bộ đội viên được cung cấp 02 bộ quần áo dài (màu sắc, kiểu may do Ban chỉ đạo TNXPTW quy định), 02 bộ đồ lót, 02 đôi bít tất, 02 khăn mặt, 02 đôi giầy vải, 01 đôi dép;

Ba năm mỗi cán bộ đội viên được cung cấp 01 chăn bông hoặc 02 chăn sợi, 01 áo chấn thủ, 01 ba lô, o1 mũ, 01 thắt lưng, 01 bi đông đựng nước uống, 1,5 m vải áo mưa; ở vùng rét được cấp thêm 01 mũ, 01 khăn quàng, phụ nữ được cấp tiền vệ sinh phí;

Chỗ ở, các phương tiện sinh hoạt tập thể, cơ quan sử dụng TNXP cung cấp theo tiêu chuẩn hiện hành;

Hết nhiệm kỳ, hoàn thành nhiệm vụ xuất ngũ được trợ cấp tiền tàu xe, tiền ăn, tiền công tác phí đi đường và được hưởng một khoản trợ cấp (1 năm công tác hưởng 1 tháng sinh hoạt phí). Nếu ốm đau được ở lại điều trị, điều dưỡng cho đến khi khỏe mạnh và lúc về được trợ cấp thêm từ 1 đến 2 tháng sinh hoạt phí.

– Tổng cục Lâm nghiệp ban hành Thông tư số 11- LN ngày /6/1966 hướng dẫn, nhắc nhở các đơn vị của ngành nghiêm chỉnh thực hiện chế độ chính sách của Chính phủ và hướng dẫn cụ thể hướng giải quyết chế độ chính sách đối với đối với TNXP chống Mỹ cứu nước sau 3 năm hoàn thành nhiệm vụ;

– Bộ Giao thông vận tải ban hành Công văn số 2507-GTVT ngày 26/7/1966 hướng dẫn các đơn vị trực thuộc Bộ và các Ty, Sở GTVT có sử dụng lực lượng TNXP về chế độ chính sách về:

Tổ chức đời sống tập thể của TNXP khi đến nơi làm nhiệm vụ như : nhà ở, làm lán trại (nếu không có điều kiện ở nhà dân), trang bị bếp ăn tập thể, dụng cụ sinh hoạt cá nhân cho người ốm và khách đến công tác …., ; số người làm cấp dưỡng, tiếp phẩm cho từng đại đội, trung đội TNXP;

Tổ chức trạm xá, phương tiện sinh hoạt, học tập: dụng cụ y tế, đồ dùng dạy và học tập, dụng cụ cắt tóc….

* Và các Công văn hướng dẫn bổ sung chế độ:

Công văn số 2121-CDLD ngày 23/8/1966 hướng dẫn về : phụ cấp làm thêm giờ, hướng giải quyết đối với nữ TNXP có thai nghén… ;

Công văn số1610-CDLD ngày 29/5/1967 hướng dẫn bổ sung thêm về trang cấp cho TNXP như : giày, dép, ni lông che mưa, mũ bông, khăn quàng, áo lót, vải màn vệ sinh cho phụ nữ…. ;

Công văn số 2125-CDTD ngày 24/8/1966 hướng dẫn về chế độ bảo hiểm lao động và an toàn kỹ thuật cho TNXP;

* Ngày 15/9/1967, Đảng Ủy GTVT Trung ương ra Nghị quyết số 21/NQĐN về tăng cường hơn nữa công tác lãnh đạo của các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước, nêu rõ:

Quán triệt 3 nhiệm vụ chủ yếu của TNXP trong đó sản xuất là nhiệm vụ trung tâm ;

Tăng cường hơn nữa công tác giáo dục và rèn luyện thanh niên trong các đơn vị TNXP ;

Ra sức kiện toàn tổ chức và đẩy mạnh mọi hoạt động của các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước trong toàn ngành ;

Tăng cường công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn thực hiện các chế độ đãi ngộ đối với TNXP.

– Bộ Nội thương ban hành Chỉ thị số 552-NT ngày 11/8/1965 hướng dẫn việc cung cấp định lượng đối với TNXP chống Mỹ cứu nước, hàng tháng TNXP được hưởng: 0,6 kg thịt, 0,2 kg dầu mỡ, 0,6 kg muối, 0,008kg mì chính, 0,8l nước chấm, 0,5 kg đậu phụ, 10kg rau quả, 0,5kg cá khô, 0,3kg mám tôm, 0,1 vừng lạc.

– Bộ Giáo dục ban hành Công văn số 2933-GD ngày 24/9/1965 hướng dẫn về việc thành lập trường bổ túc văn hóa cho TNXP chống Mỹ cứu nước, nêu rõ: Trong thời gian 3 năm tại ngũ, hoàn thành phổ cập cấp I, tích cực thực hiện phổ cập cấp II, đồng thời tạo điều kiện thỏa mãn một phần yêu cầu học cấp III về một số môn cho các đội viên TNXP, để sau khi hoàn thành nhiệm vụ 3 năm sẽ được ưu tiên lựa chọn vào các trường công nhân, cán bộ kỹ thuật, đi học các trường đại học và bổ sung vào các cơ quan, xí nghiệp nhà nước. Mỗi đại đội có 2 giáo viên chuyên trách và tuyển chọn một đội ngũ giáo viên bán chuyên trách ngay trong cán bộ đội viên…

Ngày 13/6/1967 Bộ Giáo dục ra Quyết định số 135-QĐ ban hành quy chế tạm thời về trường bổ túc văn hóa TNXP chống Mỹ, cứu nước, quy chế gồm 6 chương, 37 điều, nêu rõ: Mỗi Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước là 1 trường bổ túc văn hóa, mỗi đại đội là 1 phân hiệu; xác định nhiệm vụ chức trách của Ban giám hiệu nhà trường và tổ giáo vụ, phân công trách nhiệm trong phân hiệu: Trưởng Ban chỉ huy, Bí thư Đoàn Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước kiêm Hiệu trương, hiệu phó; công tác tổ chức lãnh đạo cán bộ, đội viên học tập do Đoàn TNLĐ phụ trách; việc tổ chức dạy học, thi và cấp bằng tốt nghiệp theo quy định của các Ty, Sở giáo dục địa phương nơi đơn vị TNXP đóng quân; việc bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho giáo viên, cung cấp chương trình, giáo trình, sách giáo khoa do các Ty, Sở giải quyết; việc cấp mua phương tiện dạy học, trả lương cho giáo viên do ngành sử dụng TNXP thực hiện.

– Bộ Nội vụ ban hành Công văn số 2724-TBHT ngày 4/10/1966 hướng dẫn chế độ đối với TNXP chống Mỹ cứu nước hy sinh, bị thương trong khi làm nhiệm vụ, quy định trách nhiệm của cơ quan sử dụng TNXP trong việc cứu chữa, điều trị TNXP bị thương, hy sinh, thủ tục lập hồ sơ để xác nhận thương binh, liệt sĩ gửi về UBND tỉnh, thành phố trình Bộ Nội vụ quyết định cấp sổ hưởng chính sách.

– Bộ Quốc phòng ban hành Chỉ thị số 86/TM7 ngày 15/11/1965 về thực hiện nhiệm vụ quân sự của các  Đội TNXP chống Mỹ cứu nước, trong đó nêu rõ: Việc chỉ đạo mọi hoạt động quân sự của TNXP không theo hệ thống dọc toàn quốc mà đặt dưới sự chỉ đạo trực tiếp của cơ quan quận sự địa phương tương đương với cấp ủy Đảng, Đoàn và Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước chiụ sự lãnh đạo trực tiếp;

– Bộ Y tế ban hành Công văn số 5369-YT ngày 21/12/1965 hướng dẫn tổ chức y tế và chỉ tiêu điều động bác sĩ, y sĩ, y tá đi phục vụ các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước;

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG VÀ CHIẾN CÔNG  CỦA THANH NIÊN XUNG PHONG CHỐNG MỸ, CỨU NƯỚC MIỀN BẮC

Thực hiện Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21/6/1965 của Thủ tướng Chính phủ và Nghị quyết Ban Chấp hành Đoàn TNLĐ Việt Nam lần thứ  9 (Khóa III tháng 5/1965), tháng 7/1965 Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo TNXP Trung ương, phân công đồng chí Nguyễn Văn Đệ – Bí thư Trung ương Đoàn làm Trưởng Ban và các đồng chí Phó ban: Lê Thị Sửu – Ủy viên BCH Trung ương Đoàn; Nguyễn Trung Triệu – Phó ban Công nghiệp TW Đoàn và 10 cán bộ cho Ban chỉ đạo. Ngoài ra, Ban Bí thư Trung ương Đoàn còn cử các đồng chí trong Ban Thường vụ TW Đoàn và một số cán bộ xuống các địa phương kiểm tra, đôn đốc việc tuyển quân, tổ chức Đội TNXP và động viên cán bộ, đội viên TNXP trước và sau khi lên đường đến nơi làm nhiệm vụ. Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra chỉ thị giao nhiệm vụ cho các tỉnh, thành Đoàn làm công tác tuyển TNXP, cung cấp cán bộ và phối hợp chỉ đạo các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước của địa phương và quyết định mở Trường huấn luyện, bồi dưỡng cán bộ TNXP.

Ban chỉ đạo TNXP Trung ương ra Thông tư số 06 TT/TNXPTW quy định một số nguyên tắc tổ chức của Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước như : việc thành lập Đội, quản lý phiên hiệu Đội, phân chia sát nhập Đội, đề bạt cán bộ Đội, việc cho đội viên giải ngũ và việc lập hồ sơ thủ tục khi cán bộ, đội viên hy sinh.

Ngày30/8/1966 Ban Bí thư Trung ương Đoàn Thanh niên lao động ra quyết định thành lập Đoàn Thanh niên giao thông vận tải Trung ương do đ/c Nguyễn Văn Đệ – Bí thư TW Đoàn trực tiếp làm Bí thư để tăng cường chỉ đạo công tác TNXP trong ngành Giao thông vận tải là lĩnh vực có số lượng lớn các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước làm nhiệm vụ.

Ngày 28/11/1967 Ban Bí thư Trung ương Đoàn ra Chỉ thị số 10 mở đợt giáo dục cơ bản trong các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước, nhằm nâng cao giác ngộ chính trị tư tưởng và phong trào thi đua phát huy vai trò xung kích cách mạng, dũng cảm, hy sinh, sáng tạo, quyết tâm đánh thắng giặc Mỹ xâm lược, bảo vệ mạch máu GTVT thông suốt thực hiện khẩu hiệu Địch phá ta sửa ta đi/ Địch lai phá, ta lại sửa ta đi .

Trong 10 năm (1965 – 1975), Trung ương Đoàn Thanh niên lao động Việt Nam đã phối hợp với các Bộ và các địa phương huy động 3 nhiệm kỳ TNXP chống Mỹ, cứu nước ở miền Bắc:

Nhiệm kỳ I ( 1965 – 1968 )

Để đáp ứng yêu cầu cấp bách phục vụ độ đội chiến đấu, công tác bảo đảm giao thông vận tải, tháng 3 năm 1965, Ban Bí thư Trung ương Đoàn lao động Việt Nam đã phát động trong đoàn viên, thanh niên phong trào tình nguyện gia nhập Đội TNXP chống Mỹ cứu nước và tháng 5/1965, Ban Chấp hành Trung ương Đoàn khóa III họp Hội nghị lần thứ 9 ra Nghị quyết về “Tổ chức các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước phục vụ sản xuất và chiến đấu” và trên cơ sở Công văn số 659- LĐ ngày 21/5/1965 của Bộ Lao động về phân bổ chỉ tiêu tuyển TNXP ở 12 tỉnh, thành phố, ngày 25 tháng 5 năm 1965, “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước” đầu tiên được thành lập tại tỉnh Thanh Hóa (với 1.200 cán bộ đội viên); ngày 19/6/1965  Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước Bắc Hà và Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước Nam Hà được thành lập tại tỉnh Hà Tĩnh (với 2.400 cán bộ đội viên). Sau khi được thành lập, các Đội TNXP được bàn giao cho Đoàn 559 để thực hiện nhiệm vụ.

Thanh niên xung phong hành quân vào Trường Sơn (ảnh Internet)

Sau khi Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 71/TTg-CN ngày 21 tháng 6 năm 1965 về tổ chức các “Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước”, dưới sự hướng dẫn của Trung ương Đoàn và sự phân bổ chỉ tiêu tuyển TNXP của Bộ Lao động, 12 tỉnh, thành phố đã chủ động, khẩn trương tổ chức phát động thanh niên tỉnh nguyện và tổ chức Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước đáp ứng nhanh chóng nhiệm vụ đặt ra, đã thành lập được 41 Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước gồm 337 đại đội với tổng số 52.000 cán bộ, đội viên (là cán bộ Đoàn được cử sang làm lãnh đạo đội, đại đội và những thanh niên có tinh thần tình nguyện, có phẩm chất, sức khỏe tốt). Trong đó đã bàn giao đi làm nhiệm vụ:

* Trong ngành giao thông: Tổng cục đường sắt: 5.000 người; Cục Công trình I và Cục Công trình II: 23.000; Ty Giao thông vận tải Quảng Bình: 3.500 (đảm bảo giao thông đường 12A, đường 12B); Ty giao thông vận tải Hà Tĩnh: 1.200 (đảm bảo giao thông đường 1A, đường 21); Ty Giao thông Thanh Hóa và Ty Giao thông vận tải Nghệ An: 10.300 (đảm bảo giao thông đường 1A, đường 15, đường 7).

*  Trong Đoàn 559 và sân bay Yên Bái thuộc Bộ Quốc phòng: 7.000

Tiếp theo trong năm 1966 và 1967 đã tổ chức 23 lần tuyển với số lượng 42.721 cán bội, đội viên TNXP cung cấp cho Bộ Giao thông vận tải, Tổng cục đường sắt, Bộ quốc phòng và Tổng cục Lâm nghiệp.

Trong nhiệm kỳ  (6/1965 – 12/1967) đã thực hiện 25 lần tuyển quân, huy động 73.851 cán bộ, đội viên TNXP (nữ chiếm tỷ lệ 44%) ở 20 tỉnh, thành phố.

Đại tướng cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và

chính ủy Đặng Tính thăm Đường 20 – Quyết Thắng (Ảnh: Internet)

Trong vòng 3 tháng, kể từ ngày Đội TNXP CMCN đầu tiên được thành lập 21-3-1965, từ tháng 5 đến tháng 7-1965, đã có 54.122 đoàn viên thanh niên của 18 tỉnh, thành phố trên toàn miền Bắc gia nhập lực lượng NXP CMCN, trong đó có 24.126 nữ, chiếm tỷ lệ 44%, được tổ chức thành 32 Đội, gồm: 7 Đội chịu do Đoàn 559 quản lý, làm nhiệm vụ mở đường tuyến phía Tây Quảng Bình, chiến trường miền Nam và bên Lào; 7 Đội do Tổng cục đường sắt quản lý, hoạt động dọc tuyến đường sắt từ Ninh Bình vào Nghệ An và 18 Đội do các Cục công trình I và Cục công trình II thuộc Bộ Giao thông vận tải quản lý, làm nhiệm vụ mở đường và bảo đảm giao thông,

Tháng 6-1965, theo đề nghị của Khu ủy Trị – Thiên – Huế, Trung ương Đoàn thành lập Đội TNXP K53, gồm 347 người của các tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Hà Tây, cử vào Nam gây dựng phong trào vùng giải phóng Ba Lồng, A So, A Lưới và phục vụ chiến trường Trị – Thiên – Huế.

Đại đội 932 Đội 81 Thanh niên xung phong Thái Bình. Ảnh Internet

Tháng 9-1965, Tổng cục Lâm nghiệp được Thủ tướng Chính phủ cho phép thành lập Đội TNXP chống Mỹ cứu nước, trong 3 nhiệm kỳ, đã tổ chức được 7 Đội TNXP chống Mỹ cứu nước làm nhiệm vụ trồng rừng, khai thác, làm đường vận chuyển vật liệu lâm nghiệp, xây dựng doanh trại, nhà kho, cơ quan..

Cùng thời điểm trên, tỉnh Thanh Hóa thành lập Đội TNXP CMCN của địa phương mang tên Đội 696 và huy động 10.000 đoàn viên thanh niên tham gia xây dựng sân bay Sao Vàng. Nghệ An thành lập Đội TNXP CMCN đầu tiên của tỉnh mang tên Cù Chính Lan; năm 1966 Đội được chuyển sang phục vụ ngành Giao thông vận tải Quảng Bình.

Đường Hai mươi Quyết thắng  Ảnh Internet

Trong thời gian 1965-1966 hầu hết các tỉnh, thành phố miền Bắc lần lượt thành lập các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước: Hà Nội: N49, N51; Hải Phòng: N77; Bắc Thái: N91; Thanh Hóa: N263, N696; Sơn La: N32; Quảng Ninh: N78; Hà Tĩnh: N53, N53; Quảng Bình: N73, N75 v.v…; Nghệ An có 6 Đội, để thống nhất sự chỉ đạo, ngày 2-7-1971, Trung ương Đoàn đã quyết định thành lập Tổng đội TNXP chống Mỹ cứu nước Tỉnh Nghệ An lấy tên là Tổng đội Cù Chính Lan∗.

Khu Linh Vĩnh Linh thành lập 2 Đội TNXP chống Mỹ cứu nước phục vụ trong ngành Giao thông vận tải và ngành Thủy lợi

Ngày 29-8-1968, Trung ương Đoàn thành lập Tổng đội TNXP CMCN 768, mang tên Nguyễn Văn Bé, bao gồm các đội N35, N39 (Nam Hà), N41 (Hải Phòng), N43 (Hà Nội), N45 (Thanh Hóa), đang làm nhiệm vụ ở tuyến đường 22 và 22B. Đồng chí Bùi Nguyên Tích, UVBCH Đoàn ngành Giao thông vận tải Trung ương, nguyên Đội trưởng Đội 39 được chỉ định làm Tổng đội trưởng.

Tháng 9/1966 thành lập các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước phục phụ trong Công ty đường goòng, Cục Vận tải đường sông …

Đồng thời với việc tổ chức các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước tập trung, thực hiện chủ trương của Trung ương Đoàn, hầu hết các địa phương đã thành lập Đội TNXP chống Mỹ cứu nước ở cơ sở tham gia các hoạt động xã hội, xung kích, thi đua đẩy mạnh sản xuất, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội, tích cực huấn luyện quân sự, sẵn sàng chiến đấu và phục vụ chiến đấu.

Các đợt tuyển quân trong nhiệm kỳ I:

Số TT

Cơ quan ra công văn

Số công văn

Ngày tháng năm

Số lượng TNXP

Địa phương tuyển TNXP

Ghi chú

1

Chưa tìm thấy văn bản

24/4/1965

1.200

Thanh Hóa

N21

2

Bộ Lao động

659

21/5/1965

52.000

1

 

3

VP Chính phủ

780

19/61965

1.200

Nghệ An

4

Bộ GTVT

592

22/7/1965

500

Thanh Hóa

5

VP Chính phủ

1470

22/7/1965

2.000

Bắc Thái

6

VP Chính phủ

1790

05/8/1965

1.000

Tuyên Quang

7

VP Chính phủ

3348

01/10/1965

1.000

2

 

8

VP Chính phủ

334

01/10/1965

300

Hải Phòng

9

VP Chính phủ

3908

25/11/1965

600

Bắc Thái

10

VP Chính phủ

1440

04/12/1965

500

Vĩnh Phú

11

VP Chính phủ

1490

04/12/1965

3.000

Thái Bình

12

VP Chính phủ

1961

22/8/1965

800

Nam Hà

13

VP Chính phủ

101

10/02/1966

500

Hải Hưng

14

VP Chính phủ

102

10/02/1966

400

Nam Hà

15

VP Chính phủ

1222

14/6/1966

350

Lào Cai

16

Chưa tìm thấy văn bản

24/6/1966

423

Hà Nội

N49

17

VP Chính phủ

225

20/7/1966

500

Tuyên Quang

18

VP Chính phủ

306

25/8/1966

3.000

Lâm Nghiệp

19

Chưa tìm thấy văn bản

05/12/1966

248

Yên Bái

N103

20

Chưa tìm thấy văn bản

06/12/1966

304

Hòa Bình

N105

21

VP Chính phủ

2685

24/12/1966

600

Thanh Hóa

22

Chưa tìm thấy văn bản

1966

2.500

Lạng Sơn

N57

23

VP Chính phủ

137

24/01/1967

400

Quảng Ninh

24

Chưa tìm thấy văn bản

30/01/1967

426

Hà Nội

N51

25

VP Chính phủ

203

10/4/1967

100

Vĩnh Linh

Tổng cộng

73.851

Nhiệm kỳ II ( 1968 – 1971 )

Giữa năm 1968, số TNXP tuyển năm 1965 đã hết nhiệm kỳ, để có đủ lực lượng đối phó với cuộc chiến tranh phá hoại của Mỹ, ngoài một số đơn vị được gia hạn thêm thời gian và số lượng TNXP nhiệm kỳ I chưa hết hạn, tháng 3/1968 Thủ tướng Chính phủ ra quyết định giao cho Trung ương Đoàn TNLĐ Việt Nam tuyển TNXP nhiệm kỳ II bổ sung cho Đoàn 559, Tổng cục đường sắt, các đơn vị của Bộ Giao thông vận tải và Ty Giao thông vận tải các địa phương. Trong nhiệm kỳ II đã tổ chức 15 lần tuyển, với số lượng 27.770 cán bộ, đội viên, (nữ chiếm 64%) ở 15 tỉnh, thành phố.

Truông Bồn“Giặc phá ta lại sửa ta đi” – N300 (ảnh Internet)

Toàn bộ lực lượng TNXP nhiệm kỳ II tập trung tham gia chiến dịch vận tải VT5 (Chiến dịch vận tải tranh thủ thời gian ngừng bắn), khẩn trương lao động không kể ngày đêm, tranh thủ hoàn thành mọi công việc: xây dựng, sửa chữa và nâng cấp đường, cầu để tăng chuyến, tăng trọng tải, tăng tốc độ vận chuyển của tàu, xe trên các tuyến giao thông chiến lược từ Bắc vào Nam, như: tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, các tuyến đường 15A, 15B, 15C, 21, 7, 8, 12A, 20, 10, 22A, 22B, 16, 18…

Các đợt tuyển TNXP trong nhiệm kỳ II

Số TT

Cơ quan ra công văn

Số công văn

Ngày tháng năm

Số lượng TNXP

Địa phương tuyển TNXP

Ghi chú

1

VP Chính phủ

651

19/3/1968

500

Sơn La

2

VP Chính phủ

75

19/3/1968

400

Hải Hưng

3

VP Chính phủ

175

19/3/1969

660

Vĩnh Phú

4

VP Chính phủ

50

20/4/1968

400

Bổ sung Quốc phòng

5

TW Đoàn TNLĐ

156

05/6/1968

660

Bổ sung Lâm nghiệp

6

VP Chính phủ

270

08/6/1968

400

Hải Hưng

7

VP Chính phủ

1621

08/7/1968

5.000

(1)

8

VP Chính phủ

162

08/7/1968

1.000

Hải Hưng

9

VP Chính phủ

858

31/7/1968

1.500

Thái Bình

10

VP Chính phủ

68

31/7/1968

6.000

(1)

11

VP Chính phủ

1961

22/8/1968

1.600

(2)

12

VP Chính phủ

27

08/02/1969

3.000

(3)

13

VP Chính phủ

461

22/3/1969

650

Lai Châu

14

VP Chính phủ

42

10/6/1969

1.000

Nghệ An

15

VP Chính phủ

43

30/6/1969

5.000

(4)

Tổng cộng

27.770

Nhiệm kỳ III (1972 – 1975) 

Đến đầu năm 1972, số lượng TNXP còn khoảng trên dưới 13.000, trước yêu cầu khả năng Mỹ có thể trở lại tiếp tục đánh phá miền Bắc, Chính phủ quyết định giao cho Trung ương Đoàn tuyển TNXP nhiệm kỳ III để tăng cường lực lượng TNXP cho quân đội và ngành giao thông vận tải để chủ động đối phó với tình hình mới. Trong nhiệm kỳ III đã tổ chức 35 lần tuyển quân với số lượng 4.770 cán bộ, đội viên (nữ chiếm tỷ lệ 52,9%) ở 18 tỉnh, thành phố.

Lực lượng TNXP nhiệm kỳ III có mặt trên khắp các tỉnh thành miền Bắc, phục vụ trong các ngành: Tổng cục Đường sắt (Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lào Cai, Hà Nội – Lạng Sơn,….),  Bộ Giao thông vận tải (Ban 67, Ban 64, Cục Công trình I và Cục Công trình II, Cục Quản lý đường bộ, Cục Đường sông, Cục Đường biển) làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trên các tuyến đường: tuyến đường sắt Bắc – Nam, quốc lộ 1A, các tuyến đường 15A, 15B, 15C, 21, 7, 8, 12A, 20, 10, 22A, 22B, 16, 18…..; Tổng cục Lương thực (bốc xếp hàng hóa các cảng, kho), Tổng cục Lâm nghiệp, Đoàn 559 (làm nhiệm vụ bảo đảm giao thông trong chiến trường B, vận chuyển hàng hóa, vũ khí, xây dựng, bảo vệ kho tàng phục vụ các Cục Vận tải, Cục Quân y, tổng cục Hậu cần) đối phó với cuộc dánh phá miền Bắc lần 2 của Mỹ, phục vụ tiền tuyến.

Ngày 09/5/1972 thành lập Tổng đội TNXP 572, gồm Các Đội: N253, N255, N257, N259 N261,với 4.000 cán bộ đội viên nhận nhiệm vụ sang giúp bạn Lào mở rộng và nâng cấp tuyến đường chiến lược 217B dài 64 km từ căn cứ địa cách mạng Viêng Xay đến biên giới Việt Nam, 10 km hệ thông giao thông nội thị Viêng Xay và xây dựng tuyến đường dài 20 km từ Mường Liệt đi Xầm nưa.

Các đợt tuyển TNXP  nhiệm kỳ III

Số TT

Cơ quan ra công văn

Số công văn

Ngày tháng năm

Số lượng TNXP

Địa phương tuyển TNXP

Ghi chú

1

Chưa tìm thấy văn bản

21/01/1971

830

Hà Tĩnh

N40

2

VP Chính phủ

1986

24/6/1971

200

Vĩnh Linh

3

VP Chính phủ

135

19/01/1972

350

Lào Cai

4

VP Chính phủ

172

11/02/1972

1.000

Thái Bình

5

VP Chính phủ

365

12/02/1972

4.000

(1)

6

VP Chính phủ

91

08/4/1972

2.600

(2)

7

VP Chính phủ

894

07/4/1972

160

Hà Tĩnh

8

VP Chính phủ

43

21/4/1972

600

Quảng Bình

9

VP Chính phủ

116

24/4/1972

4.000

(3)

10

VP Chính phủ

43

28/4/1972

700

Vĩnh Phú

11

Chưa tìm thấy văn bản

01/5/1972

700

Hà Bắc

N245

12

VP Chính phủ

190

05/5/1972

600

Thanh Hóa

13

VP Chính phủ

6

06/05/1972

150

Nghệ An

14

VP Chính phủ

954

09/5/1972

1.200

Thanh Hóa

15

VP Chính phủ

19

12/5/1972

1.990

(4)

16

VP Chính phủ

224

04/6/1972

600

Hà Tĩnh

17

VP Chính phủ

101

07/6/1972

2.000

Quảng Bình

18

VP Chính phủ

161

07/6/1972

500

Hà Tây

19

VP Chính phủ

162

08/6/1972

3.350

(5)

20

VP Chính phủ

171

15/6/1972

3.600

(6)

21

UBND tỉnh Hà Tĩnh

168

10/7/1972

1.200

Hà Tĩnh

22

Chưa tìm thấy văn bản

27/7/1972

320

Hà Bắc

N263

23

VP Chính phủ

2130

25/8/1972

350

(7)

24

VP Chính phủ

5306

26/8/1972

160

Hà Tĩnh

25

UBND tỉnh Hà Tĩnh

1353

05/9/1972

1.080

Hà Tĩnh

26

VP Chính phủ

254

12/9/1972

360

(8)

27

Chưa tìm thấy văn bản

04/10/1972

500

Hà Bắc

N297

28

VP Chính phủ

24

25/10/1972

200

Thái Bình

29

VP Chính phủ

154

12/9/1972

150

Nghệ An

30

VP Chính phủ

300

29/11/1972

500

Cao Bằng

31

VP Chính phủ

308

05/12/1972

6.500

(1)

32

VP Chính phủ

1

10/01/1973

160

Hà Tĩnh

33

VP Chính phủ

2

10/01/1973

160

Hà Tĩnh

34

VP Chính phủ

168

29/01/1973

1.600

Lạng Sơn

Tổng cộng

42.370

Tổng cộng 3 nhiệm kỳ đã có 143.391 cán bộ đội viên TNXP tình nguyện gia nhập 170 Đội và 60 đại đội độc lập TNXP chống Mỹ cứu nước tập trung. Một số địa phương như Bắc Thái, Hà Bắc, Thái Bình, Vĩnh Phú, Thanh Hóa, Nghệ An, Quảng Bình…cũng thành lập đơn vị TNXP chống Mỹ cứu nước phục vụ sản xuất, sẵn sàng chiến đấu và bổ sung quân cho các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước của Trung ương khi cần thiết.

Các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước do Trung ương Đoàn thanh niên lao động tổ chức thành lập theo chỉ tiêu kế hoạch của Chính phủ, sau đó bàn giao cho Bộ Quốc phòng, Bộ giao thông vận tải, Bộ Lâm nghiệp, một số cơ quan trung ương và UBND các tỉnh, thành phố quản lý. Ngoài 24 Đội và 39 đại đội phục vụ quốc phòng, 6 đội hoạt động trong ngành lâm nghiệp và 2 đơn vị phục vụ cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng và Văn phòng Chính phủ, 150 đội và 29 đại đội độc lập còn lại phục vụ trong ngành giao thông vận tải (trực thuộc Bộ Giao thông vận tải và các Ty Giao thông vận tải).

Các Đội TNXP chống Mỹ cứu nước thực hiện 3 nhiệm vụ: lao động sản xuất, chiến đấu, học tập và rèn luyện, trong đó nhiệm vụ sản xuất là trung tâm:

Nhiệm vụ L ao động sản xuất : Có 2 hình thức tổ chức, Một là : Các đội TNXP đảm nhận toàn bộ công việc, coi đó là công trình thanh niên, Ban chỉ huy đội được giao chức danh như Ban chỉ huy công trường, cơ quan chuyên môn trực tiếp chỉ đạo, cung cấp dụng cụ, cán bộ kỹ thuật, hướng dẫn kế hoạch sản xuất, quản lý kỹ thuật. Hai là : Các đội TNXP chỉ đảm nhận một phần công việc trên một công trường. Ban Chỉ huy Đội TNXP chỉ là một bộ phận trong công trường chung. Trưởng Ban chỉ huy đội TNXP được tham gia Ban chỉ huy công trường để phối hợp công tác, bàn bạc thống nhất các chủ trương, kế hoạch, quản lý của công trường đối với TNXP.

Đội TNXP 105 phục vụ cơ quan sơ tán của Báo Nhân Dân năm 1967 (ảnh Internet)

Nhiệm vụ chiến đấu : Trên 3 mặt: sẵn sàng chiến đấu tiêu diệt địch; sẵn sàng bổ sung cho quân đội thường trực; tích cực vận động nhân dân tham gia xây dựng lực lượng vũ trang bảo vệ sản xuất đồng thời xây dựng nếp sống quân sự hóa trong sinh hoạt và trong lao động sản xuất. Ban chỉ huy đại đội TNXP chỉ huy mọi hoạt động quân sự. TNXP được huấn luyện quân sự và giáo dục chính trị theo chương trình thống nhất của dân quân tự vệ, quân nhân dự bị, trong đó 10% được huấn luyện và trang bị vũ khí như tự vệ chiến đấu.

Đội viên tổ công binh Đại đội 912 – N91 huán luyện quân sự (ảnh Internet)

Nhiệm vụ học tập bổ túc văn hóa:  Công tác tổ chức lãnh đạo cán bộ đội viên TNXP học tập tốt do Đoàn Thanh niên lao động phụ trách; mỗi đại đội TNXP ngoài 2 giáo viên chuyên trách và một đội ngũ giáo viên bán chuyên trách trong cán bộ đội viên TNXP. Trong điều kiện chiến đấu gay go ác liệt, đảm bảo mạch máu giao thông luôn thông suốt, việc tổ chức học tạp cho đội viên là hết sức khó khăn. Nhưng nhờ tinh thần say sưa ham học của quần chúng, nhờ tinh thần trách nhiệm của thầy cô giáo, của cán bộ Đội, cán bộ Đoàn nên việc học tập văn hóa của TNXP đã đạt được kết quả tốt.

Thầy giáo Nguyễn Duy Khôi (ngồi giữa, hàng đầu) – N89 (ảnh Internet)

Bên cạnh 3 nhiệm vụ trên, việc chăm lo đảm bảo sức khỏe và tinh thần cho TNXP để anh chị em phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ luôn được lãnh đạo các cấp quan tâm. Suốt 3 nhiệm kỳ TNXP dù ở nơi núi rừng âm u, chiến đấu ác liệt, hay ở hậu phương sống với dân, ít bị bom đạn… phong trào văn nghệ “Tiếng hát át tiếng bom” cũng như phong trào tăng gia chăn nuôi, trồng trọt đều phát triển mạnh mẽ. Trong bữa ăn hàng đều có thêm rau, thịt do tự tăng gia sản xuất; 100% nam nữ TNXP tham gia phong trào ca hát, làm báo, làm thơ, biểu diễn văn nghệ, sáng tác kịch…

Đội văn nghệ tiếng hát át tiếng bom (ảnh Internet)

Công tác xây dựng Đảng, xây dựng Đoàn trong các đội TNXP được coi trọng ngay từ đầu, tối thiểu mỗi đại đội TNXP (có trên dưới 200 cán bộ đội viên) có ít nhất 3-5 đảng viên để xây dựng chi bộ Đảng và một Chi đoàn thanh niên. Do vậy, công tác lãnh đạo của Đảng, vai trò xung phong gương mẫu, nòng cốt của Đoàn Thanh niên trong các đơn vị TNXP được phát huy ngay từ buổi đầu.

N43 đang mở đường tại Trường Sơn (ảnh Iternet)

Trong 10 năm, lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước đã đảm nhận 16 loại công việc khác nhau, chủ yếu tập trung vào 3 ngành Giao thông vận tải, Quốc phòng và Lâm nghiệp. Có trên 2 vạn TNXP phục vụ quân đội với nhiệm vụ mở đường, đảm bảo giao thông, vận chuyển lương thực, hàng hóa, vũ khí cho chiến trường miền Nam. Trên 1 vạn TNXP tham gia trồng rừng, làm đường lâm nghiệp, xây dựng trụ sở cơ quan trung ương sơ tán, kho tàng bến bãi. Trên 5.000 TNXP làm nhiệm vụ giúp nước bạn Lào, mở đường nối liền từ biên giới Việt Nam tới Thủ đô Viêng Chăn.Trên 10 vạn TNXP phục vụ ngành giao thông vận tải, đã chốt giữ hầu hết các trọng điểm ác liệt ngày đêm địch đánh phá, mở đường mới, đảm bảo giao thông thông suốt trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường sông từ bắc vào nam như: Đường sắt Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Quán Triều, Hà Nội – Lào Cai. Các tuyến đường bộ:  đường bộ 1A qua các tỉnh; đường 15 (Hòa Bình – Thanh Hóa – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình); Đường 20, đường 10, đường 128, đường 15B, 15C, , , đường 18, đường 16 (trên địa bàn Quảng bình – đông – tây trường Sơn – Lào); đường 8, đường 12A, 12B, đường 21, 22A, 22B; đường 14 (đường 9 – đèo Hải Vân – Quảng Nam Đà Nẵng), đường 7 (Nghệ An); các tuyến đường bộ tỉnh lộ, đường sông các tỉnh miền Bắc và hàng trăm đường vòng, đường tránh qua sông, suối, cầu, phà, qua trọng điểm đánh phá của địch.

Với tinh thần “Ba sẵn sàng”, Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã có mặt trên khắp mọi tuyến đường ra trận, hăng hái chiến đấu, lao động sáng tạo, học tập, rèn luyện, sẵn sàng hy sinh anh dũng hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ: mở đường chiến lược; vận chuyển hàng hóa; trực chiến, chốt giữ những trọng điểm địch đánh phá ác liệt, san lấp hố bom, sửa chữa cầu đường, tháo gỡ bom mìn, hướng dẫn xe đi và chiến đấu đảm bảo mạch máu giao thông thông suốt trong mọi tình huống, góp phần quan trọng đánh thắng cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mỹ, giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

TNXP vận chuyển hàng phục vụ chiến đấu (ảnh Internet)

Trong 10 năm, Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã mở 102 con đường chiến lược với tổng chiều dài 4.130km, Trong đó có những con đường hết sức quan trọng như đường 20-Quyết Thắng; đường 21, 21B, 22B Hà Tĩnh, đường 10 từ miền đông Quảng Bình đi biên giới Việt Lào; đường 12, 16, 18 Quảng Bình…, tuyến đường săt Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Lạng Sơn, Hà Nội – Lào Cai; vận chuyển trên 10 vạn tấn vũ khí, đạn, lương thực; trực chiến chốt giữ gần 3.000 trọng điểm, đầu mối giao thông quan trọng địch thường xuyên đánh phá ác liệt; san lấp hàng vạn hố bom, phá gỡ trên 10.000 bom địch các loại bảo thông giao thông suốt ngày đêm trên 3.000km đường; bắn rơi 15 máy bay Mỹ, bắt sống 13 phi công Mỹ và gần 1.000 tên địch, phá hỏng 20 xe tăng, xe bọc thép, phục vụ gần 1.000 trận đánh,…bổ sung sang quân đội 16.000 người, có 52 Dũng sĩ diệt Mỹ, 1.432 Dũng sĩ quyết thắng, trong đó tiêu biểu là:

Các đơn vị TNXP N21, N23, N33, N241 … làm nhiệm vụ chuyển tải hàng, cáng thương, tải đạn phục vụ quốc phòng ở miền Tây Quảng Bình, Quảng Trị, bằng vai trần, chân đất, xe dạp thồ đã âm thầm vượt qua thời tiết khắc nghiệt, đèo núi, thác gềnh hiểm trở của dãy Trường Sơn, cùng bộ đội lập nên những binh trạm luân chuyển từng kilôgam hàng ra phía trước và khiêng cáng thương binh về phía sau;

TNXP san lấp giải phóng mặt đường (ảnh Internet)

Xe qua trọng điểm (ảnh Internet)

Các đơn vị N25, N23, N43, N41, N45, N39, N37, N35, N55, N81, N75, N73, N300 … đã lao động sáng tạo, quên mình mở đường chiến lược xuyên qua núi rừng Trường sơn hiểm trở, dưới làn mưa bom bão đạn của địch, cùng lực lượng Ngành giao thông và Bộ đội Công binh làm nên những con đường chiến lược nối liền mạch máu giao thông giữa hậu phương lớn và tiền tuyến lớn. Những tuyến đường như: Đường 20 – Quyết thắng, Đường 10 – 20/7, Đường 128, đường 15 …. “…là một kỳ công, kỳ tích, kỳ quan do ý chí vì độc lập tự do của chiến sĩ và Thanh niên xung phong làm nên” (Đại tướng Võ Nguyên Giáp).

Đại đội TNXP 759 đơn vị Anh hùng (ảnh Internet)

Các đơn vị C873-N87, C915-N91, C895 – N89  làm nhiệm vụ chuyển tải trên các tuyến đường sắt, đã dũng cảm không quản hy sinh đương đầu với những trận đánh ác liệt của máy bay Mỹ san lấp hố bom, sửa chữa đường sắt, cứu chữa, di chuyển hàng hóa để thông đường cho tàu chạy; tại các trọng điểm: Ga Lưu Xá (Thái Nguyên) C915 đã hy sinh 61 cán bộ chiến sĩ; Ga Gôi (Nam Định) C895 – N89 hy sinh 12 cán bộ chiến sĩ và nhiễm độc 256 người, Núi Nhồi – Hàm Rồng (Thanh Hóa) C873- N87 đã hy sinh 13 cán bộ chiến sĩ; ….

Các Đội: N253, N255, N257,N261, N269  với 4.000 cán bộ đội viên của Tổng đội TNXP 572 đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giúp ban Lào mở rộng và nâng cấp tuyến đường chiến lược 217B dài 64 km từ căn cứ địa cách mạng Viêng Xây đến biên giới Việt Nam và hệ thông giao thông nội vùng. Tổng đội 572 đã được Nhà nước Lào tặng huân chương Ixala hạng nhất, đơn vị N253 được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng Vũ trang nhân dân (22/2/2010) và nhiều tập thể các nhân được Nhà nước ta và Nhà nước Là tặng thưởng huân, huy chương các loại.

N91-TNXP Bắc Thái mở đường (ảnh Internet)

Lực lượng Thanh niên xung phong chống Mỹ cứu nước đã bất chấp hy sinh gian khổ đứng vững trước sự đánh phá ác liệt, liên tục ngày đêm của địch trên các tuyến đường, đặc biệt là tại các “tọa độ lửa” như: Truông Bồn, Ngã ba Đồng Lộc, Đèo Pô Lai Nhích, Cua chữ A, Cổng Trời, Đồi 37, , Phà Xuân Sơn, phà Long Đại……, bảo đảm giao thông thông suốt ra chiến trường….Tại nơi đây đã ghi đậm những đóng góp, hy sinh và chiến công hùng tráng của những đơn vị và cán bộ, đội viên thanh niên xung phong, mãi mãi trở thành những địa danh lịch sử không thể nào quên trong lòng tuổi trẻ và nhân dân cả nước như: Đội TNXP 25;  C759 (N75); C551 (N55); Tiểu đội 4 (C552-N55); Tiểu đội 2 (C371-N300); Tiểu đội 1 (C759-N75); Tiểu đội xung kích (C759-N75). 10 nữ chiến sĩ TNXP Ngã ba Đồng Lộc (A4-C552-N55); Nguyễn Trí Ân, Nguyễn Thị Vân Liệu, Nguyễn Thị Nhạ, Võ Triều Chung (Đội TNXP 55); 13 chiến sĩ TNXP Chuống Bồn (Đội TNXP 300); Nguyễn Thị Kim Huế và Trần Đức Hè (Đội TNXP 75), Đinh Thị Thu Hiệp và Hồ Thị Nậy (Đội TNXP 73), Hoàng Lộc (Đội TNXP 37), Hồ Thị Thu Hiền (Đội TNXP 241)…… là những những tấm gương tiêu biểu đạt thành tích xuất sắc nhất, được Nhà nước phong tặng, truy tặng danh hiệu Anh hùng Lao động và Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân.

Đơn vị TNXP làm đường 20 quyết thắng (ảnh internet)

Khu kinh tế thanh niên Thanh Sơn

Do không quân Mỹ tạm ngừng đánh phá, cuối năm 1971, nhiều đội TNXP chống Mỹ cứu nước (tập trung) nhiệm kỳ I được giải thể, lực lượng TNXP giảm từ 7 vạn người xuống còn 1,3 vạn. Bộ máy chỉ đạo TNXP các cấp cũng thu hẹp dần. Trước tình hình đó, Ban Bí thư Trung ương Đoàn đã nghiên cứu, đề xuất với Trung ương Đảng và Chính phủ xây dựng thí điểm mô hình “ Khu kinh tế thanh niên”, nhằm góp phần phát huy vai trò xung kích của thanh niên trong xây dựng đất nước sau chiến tranh.

Ngày 23-12-1970, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 268-TT cho phép Trung ương Đoàn huy động 600 thanh niên của các tỉnh  Nam Hà, Thái Bình, Hải Hưng, Vĩnh Phú tham gia xây dựng Khu kinh tế thanh niên.

Ngày 23-2-1971, Khu kinh tế thanh niên được thành lập tại địa bàn 7 xã của huyện Thanh Sơn, tỉnh Phú Thọ, trong đó lấy xã Minh Đài làm trung tâm. Đồng chí Nguyễn Công Tạn (nguyên Phó Thủ tướng Chính phủ) làm giám đốc, đồng chí Nguyễn văn Quỳ (nguyên Trưởng ban TNXP Trung ương Đoàn) làm Bí thư Đảng ủy Khu kinh tế thanh niên.

Với đội hình tổ chức như một đơn vị TNXP, vừa sản xuất, vừa sẵn sàng chiến đấu, 8 giờ lao động sản xuất, 2 giờ luyện tập quân sự, 2 giờ học văn hóa (công thức 8+2+2). Cả Khu kinh tế thanh niên là một Tiểu đoàn tự vệ, được trang bị vũ khí thông thường…

Từ những ngày đầu tiên, khu kinh tế chủ yếu trồng chuối, rồi sau đó chuyển sang trồng chè, trồng rừng, chăn nuôi lợn… Đến năm 1975, đã có tới 927 thanh niên ở 41 tỉnh, thành trong cả nước lên tham gia xây dựng khu kinh tế mới ở nơi này. Từ sản xuất chế biến chè, Xí nghiệp chè Thanh Niên Minh Đài đã xây dựng được trụ sở nhà làm việc, đường điện 35KV, làm cầu Thanh Niên, làm đường nối với QL32, nhà trẻ, trường học, bệnh xá… tạo điều kiện cơ sở vật chất cho cán bộ công nhân viên và nhân dân trong vùng đi lại sinh hoạt thuận lợi. Sau hơn một năm vượt qua mọi khó khăn và tạm thời ổn định, ngày 20/9/1972,  giặc Mỹ điên cuồng bất ngờ trút 126 quả bom và nhiều rocket, phá hủy toàn bộ khu trung tâm sản xuất, 45 đồng chí đã anh dũng hy sinh, 26 đồng chí khác bị thương khi đang làm nhiệm vụ sản xuất và chiến đấu.

Khu kinh tế thanh niên đã tạo nên những thành quả quan trọng, hoàn thành mục tiêu xây dựng vùng kinh tế mới, tạo việc làm, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào các dân tộc trong vùng. Đồng thời trở thành trường học cộng sản, là trung tâm đào tạo và rèn luyện con người mới xã hội chủ nghĩa.

Với những thành tích xuất sắc trên, trong Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước miền Bắc đã có 12 tập thể và 14 cá nhân được Nhà nước tặng, truy tặng anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân và anh hùng Lao động; được Nhà nước tặng thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất, 372 Huân chương, Huy chương các loại và hàng ngàn Bằng khen, Giấy khen cho các tập thể và cán bộ, đội viên TNXP có thành tích xuất sắc; có trên 2.000 chiến sĩ TNXP anh dũng hy sinh và gần 5.000 chiến sĩ TNXP bị thương trong chiến đấu và lao động. Trong 10 năm đã có 15.000 người được kết nạp vào Đảng khi làm nhiệm vụ; xóa mù chữ cho 998 người, nâng trình độ cấp I từ 50% lên 98%, cấp II từ 4% lên 57%, cấp III từ 5% lên 37%; có 1.710 người vào học các trường Đại học, trung học chuyên nghiệp, 833 người được đi học nước ngoài, 8.042 người được đi học tại các trường công nhân kỹ thuật, 15.072 người chuyển sang công tác tại các cơ quan xí nghiệp; 117.734 người về địa phương.

Sau chiến thắng 30/4/1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kết thúc, đất nước thống nhất bước vào thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội, các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước đã hoàn thành nhiệm vụ lịch sử. Tháng 12 năm 1975 theo đề nghị của Ban Bí thư Trung ương Đoàn, Trung ương Đảng và Chính phủ đã đồng ý cho phép các Đội TNXP chống Mỹ, cứu nước được giải thể, Đội TNXP 57 Lạng Sơn là đơn vị giải thể cuối cùng, kết thúc một giai đoạn lịch sử oanh liệt vẻ vang của lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước miền Bắc và của Lực lượng TNXP Việt Nam. Như lời phát biểu của Thủ tướng Võ Văn Kiệt:

“Ra đời trong khói lửa của cuộc kháng chiến chống Pháp, theo tư tưởng lãnh đạo của Chủ tịch Hồ Chí Minh, vai trò và tính chất của TNXP là những người trẻ tuổi đi đầu, sẵn sàng vượt qua mọi gian khổ, sẵn sàng hy sinh vì Tổ quốc, vì nhân dân được thể hiện rõ rệt trong mọi nhiệm vụ được giao. Không phải chỉ có sự gan dạ, tinh thần lao động bền bỉ mà còn phải nói đến những sáng kiến, những suy nghĩ táo bạo và lòng trung thành vô hạn đối với Tổ quốc đã giúp cho TNXP lập nên những kỳ tích, xứng đáng là lực lượng mũi nhọn trên các trận tuyến khó khăn nhất của đất nước suốt 2 cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, thể hiện được khí phách và tinh hoa của dân tộc Việt Nam”

SƠ ĐỒ HỆ THỐNG TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG TNXP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC

 

NHỮNG SỰ KIỆN BÁC HỒ VỚI TNXP CHỐNG MỸ CỨU NƯỚC MIỀN BẮC

Lịch sử của lực lượng TNXP sẽ mãi mãi không bao giờ quên được công lao trời biển của Chủ tịch Hồ Chí Minh kể từ ngày thành lập Đội TNXP công tác Trung ương đầu tiên (15/7/1950) tại Núi Hồng, Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên, cho đến sự kiện Bác Hồ thăm và tặng Liên phân đội TNXP 312 tại Nà Cù, Bắc Cạn ngày 20/3/1951 bốn câu thơ bất hủ “Không có việc gì khó.Chỉ sợ lòng không bền.Đào núi và lấp biển. Quyết chí ắt làm nên”. Sự quan tâm, dạy bảo của Người đã trở thành nguồn động viên to lớn giúp TNXP thế hệ thứ nhất hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp; mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, ngay từ khi thành lập, Bác đã thường xường xuyên quan tâm theo dõi, chỉ đạo và dành nhiều tình cảm đối với Lực lượng TNXP chống Mỹ cứu nước:

* Ngày 12-7-1965, Bác đã trực tiếp nghe TƯ Đoàn báo cáo tình hình tổ chức và tình hình nam nữ thanh niên tham gia TNXP. Bác đã hỏi rất kỹ về việc giải quyết chế độ chính sách cho TNXP, đặc biệt là đối với TNXP là nữ. Bác lo công việc nặng nhọc, vất vả và cuộc sống khó khăn gian khổ nơi bom đạn ác liệt sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe và tương lai hạnh phúc của chị em. Sự quan tâm của Bác thật sâu sắc, thật chân tình. Bác cũng nhắc Trung ương Đoàn phải thường xuyên báo cáo với Bác về hoạt động của TNXP, nhất là những thành tích, để Bác khen thưởng.

* Ngày 26-9-1966, sau một năm lực lượng TNXP hoạt động, cũng là lúc giặc Mỹ đánh phá ác liệt hơn, Bác đã gửi thư khen ngợi TNXP. Trong thư Bác viết: “Bác rất vui lòng khen ngợi các cháu thanh niên gái và trai đang cố gắng vượt mọi khó khăn, gian khó lập nhiều thành tích. Bác mong các cháu đoàn kết chặt chẽ, dũng cảm lao động và chiến đấu, giữ gìn sức khỏe, cố gắng học tập, lập nhiều thành tích chống Mỹ, cứu nước để xứng đáng là thanh niên anh hùng của dân tộc anh hùng”.

* Ngày 19 tháng 10 năm 1966, phát biểu ý kiến tại buổi Lễ kỷ niệm lần thứ 20 ngày thành lập Hội LHTN Việt Nam, Bác nói:

“Trong phong trào TNXP chống Mỹ cứu nước, nhiều cháu thanh niên gái đã nêu gương dũng cảm trong sản xuất và chiến đấu. Nhiều thanh niên gái Vĩnh Linh vừa sản xuất giỏi vừa chiến đấu giỏi. Tổ cầu đường Trần Thị Lý ở Quảng Bình và tiêu biểu là tiểu đội 9 – Đại đội 814 đã đảm bảo giao thông dưới làn bom đạn”.

* Ngày 12-1-1967, Đại hội thi đua các đội TNXP chống Mỹ cứu nước tập trung đã khai mạc tại Hà Nội, Bác  đến dự và nói chuyện thân mật với Đại hội. Đó là một vinh dự lớn, sự cổ vũ đặc biệt đối với lực lượng TNXP. Tại Đại hội, Bác nói:

“Bác rất vui lòng với thanh niên Việt Nam anh hùng. Việt Nam càng ngày càng anh hùng, càng đánh càng anh hùng. Đại hội Anh hùng, chiến sĩ thi đua lần thứ nhất (1952) chúng ta mới có 7 người được tuyên dương là Anh hùng. Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ hai có 95 Anh hùng. Đại hội Anh hùng, Chiến sĩ thi đua lần thứ ba có ít Anh hùng hơn. Đại hội thứ tư lần này có 111 Anh hùng. Thế là ngày càng nhiều Anh hùng. Trong số 111 Anh hùng vừa được tuyên dương ở Đại hội, có 44 Anh hùng là thanh niên. Bác càng vui lòng hơn nữa là trong 44 Anh hùng là thanh niên, có 12 Anh hùng là thanh niên gái. Thế là ngày càng có nhiều Anh hùng và ngày càng có nhiều thanh niên gái trở thành Anh hùng.


Bác Hồ nói chuyện tại Đại hội chiến sĩ thi đua của TNXP chống Mỹ, cứu nước (1967)

… Nhờ có Đảng giáo dục, có Đoàn giúp đỡ, có nhân dân bồi dưỡng cho nên chúng ta mới có Anh hùng. Anh hùng ấy không phải là Anh hùng của một cá nhân. Vì dân tộc ta Anh hùng, nước ta Anh hùng, nhân dân ta Anh hùng, Đảng ta Anh hùng, cho nên mới nảy sinh nhiều đơn vị và nhiều người Anh hùng. Vì vậy, những đơn vị và người được tặng danh hiệu Anh hùng trước đây đã có cố gắng, nay lại phải khiêm tốn học tập và cố gắng hơn. Các cháu nào đã là Anh hùng thì phải cố gắng tiến lên nữa, các cháu nào chưa là Anh hùng thì cố gắng phấn đấu để trở thành Anh hùng”

* Năm 1969, Bác  gửi thư khen ngợi Đại hội TNXP 333, chiến đấu ở trọng điểm ác liệt cầu Cấm – Nghệ An:

Đại đội TNXP 333 thành lập cuối năm 1965, với 137 đội viên (có gần 100 nữ tuổi đời từ 18 đến 20). Đơn vị làm nhiệm vụ mở đường, san lấp hố bom, bắc cầu trên các tuyến đường ác liệt 15A, 34 và mạng đường xương cá nối đường chiến lược 15A và 49…; ở C333 cũng hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Cuối năm 1966, đơn vị được chuyển sang Đội TNXP 69 làm nhiệm vụ tại Cầu Cấm (Nghi Lộc – Nghệ An), địa bàn trọng điểm đánh phá của địch. Đây là cây cầu dài gần trăm mét, bắc qua con sông Cấm, nếu bị đánh sập thì đường bộ, đường sắt Bắc Nam bị chặt đứt và đường vận tải thủy từ biển lên, từ kênh nhà Lê vào cũng bị ách tắc. Do vậy cầu Cấm được ví là “xương sống” và cũng là “túi đựng bom đạn”. Chỉ trong năm 1968 địch đã đánh vào trận địa cầu Cấm 881 trận với 27 ngàn quả bom các loại và trên 5000 quả đạn pháo từ Hạm đội bảy bắn vào. Trước sự đánh phá ác liệt của kẻ thù, Đại đội 333 vẫn kiên cường bám trụ, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.


Cán bộ, đội viên Đại đội TNXP 333 của Đường sắt Nghệ An 
đơn vị được Bác Hồ gửi thư khen ngày 27/1/1969 (ảnh Internet)

 Khi biết sự chiến đấu kiên cường, anh dũng của C333, Bác Hồ đã gửi tặng lẵng hoa và viết thư khen ngợi. Thư Bác viết ngày 27/1/1969, có đoạn ghi rõ:

“Suốt bốn năm nay, Đội TNXP số 333 nhận nhiệm vụ làm đường, sửa cầu ở một nơi địch thường đánh phá ác liệt, có nhiều khó khăn gian khổ. 

Đội phần lớn là các cháu gái đã dũng cảm chiến đấu, tích cực lao động, có nhiều sáng kiến cải tiến kỹ thuật, bảo đảm cầu đường được thông suốt luôn. 

Bác rất vui lòng khen ngợi các cháu. 

Bác cũng khen ngợi tất cả các cháu TNXP đang hăng hái thi đua, công tác ở các nơi khác trên đất nước ta. Bác cũng gửi lời khen ngợi và cảm ơn đồng bào và cán bộ các địa phương đã thương yêu giúp đỡ các cháu. 

Bác mong các cháu mạnh khỏe, vui vẻ, lập nhiều thành tích mới”. 

Đây cũng là bức thư và lời căn dặn cuối cùng của Bác Hồ đối với TNXP trước lúc Người đi xa. Tình cảm và sự quan tâm của Bác đã khiến TNXP trong đội 333 nói riêng và TNXP toàn lực lượng TNXP nói chung rất cảm động và càng hăng hái hơn trong thực hiện nhiệm vụ đầy gian khổ, hy sinh. Thư của Bác  đã trở thành động lực không chỉ của C333 mà còn để thanh niên thực hiện lý tưởng của mình – Lý tưởng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

* Trước lúc đi xa, Bác để lại di chúc cho toàn Đảng, toàn dân, Bác đã căn dặn: “…Những chiến sĩ trẻ tuổi trong các lực lượng vũ trang và Thanh niên xung phong đều được rèn luyện trong chiến đấu và đều tỏ ra dũng cảm. Đảng và Chính phủ cần chọn một số ưu tú nhất, cho các cháu ấy đi học thêm các ngành, các nghề, để đào tạo thành những cán bộ và công nhân có kỹ thuật giỏi, tư tưởng tốt, lập trường cách mạng vững chắc. Đó là đội quân chủ lực trong công cuộc xây dựng thắng lợi chủ nghĩa xã hội ở nước ta” .

 Bác Hồ không chỉ là người sáng lập, tổ chức ra TNXP mà suốt cả cuộc đời Bác đã hết lòng chăm lo giáo dục, thường xuyên chỉ đạo và dành nhiều tình cảm đối với TNXP. Bác coi TNXP là đội quân xung kích của cách mạng, là trường học lớn của thanh niên.